Nhà trẻ ở Nhật (2) – Thủ tục đăng ký vào hoikuen

http://kids.wanpug.com/illust/illust4029.png

*** Nơi nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại văn phòng kuyakusho hoặc shiyakuso. Ở quận mình còn có thể nộp tại trường mà mình đăng ký nguyện vọng 1. Tuy nhiên trên quận khuyên nên nộp cho quận thì sẽ được giúp chỉnh sửa hồ sơ nếu sai thông tin hoặc chưa điền đủ thông tin ngay lúc nộp, còn nếu nộp cho trường thì họ chỉ nhận thôi chứ không giúp mình sửa hồ sơ.



2.6 Quy trình từ lúc đăng ký đến lúc nhập học

Quy trình diễn ra như sau: Nộp hồ sơ → Kiểm tra thông tin đăng ký → Xác nhận thông tin đăng ký và tiến hành xét duyệt  → Thông báo kết quả (nếu đỗ thì sẽ phỏng vấn với trường và kiểm tra sức khoẻ của con, sau đó ký hợp đồng với trường, nhận danh sách đồ cần chuẩn bị và đợi ngày nhập học/ nếu trượt thì chỉnh sửa hồ sơ để nộp bổ sung)

2.7 Cách thức xét duyệt

Khi đăng ký danh sách trường muốn vào thì có thể đăng ký bao nhiêu nguyện vọng cũng được, nhưng thứ tự nguyện vọng thế nào còn phải xem trường đó là trường công hay trường tư.

Đối với trường tư: xét duyệt toàn bộ nguyện vòng 1 trước, nếu chưa đủ học sinh thì mới xét đến nguyện vọng 2, 3, 4 v.v. Ví dụ xét hồ sơ nộp vào trường A, thì họ sẽ chọn từ những người đăng ký trường A làm nguyện vọng 1 trước tiên. Nếu đủ học sinh rồi thì những người đăng ký trường A làm nguyện vọng 2, 3 … sẽ không có cơ hội được vào nữa.

Đối với trường công: không xét theo thứ tự nguyện vọng, mà xét toàn bộ hồ sơ đăng ký, nguyện vọng mấy cũng không phân biệt. Tức là ví dụ mình đăng ký cho con mình vào trường công B là nguyện vọng 1,  nhà khác lại đăng ký cho con họ vào trường B là nguyện vọng 2, nhưng hai bộ hồ sơ của 2 nhà được coi như nhau, dù con mình đăng ký nguyện vọng 1 cũng không được ưu tiên hơn con nhà kia.

=> Tóm lại là nếu đăng ký vào trường tư, thì nên tính kỹ xem chọn trường nào là nguyện vọng 1. Nếu nhà nào điểm không cao lắm thì nên chọn nguyện vọng 1 là trường nào xa ga 1 tí, ít hot hơn 1 tí thì khả năng được vào sẽ cao hơn. Nhiều nhà mẹ không đi làm full time nhưng chọn nguyện vọng 1 là trường bình thường, xa trung tâm nên vẫn được vào. Ngược lại nhiều nhà 2 vợ chồng làm full time nhưng chọn nguyện vọng 1 vào trường quá hot nên vẫn bị trượt (đấy là trường hợp đã xảy ra ở quận của mình). Tất nhiên ai cũng muốn gửi con vào trường tốt, gần nhà, gần ga, nhưng nếu khu của nhà mình mà cạnh tranh cao quá và nhà mình lại ít điểm thì cũng cần cân nhắc chọn trường cho phù hợp.

=> Còn nếu đăng ký vào trường công thì nên tìm cách làm sao cho điểm nhà mình cao lên 1 tí (vì trường công xét theo điểm của các gia đình chứ không xét theo thứ tự nguyện vọng). Ví dụ cả 2 bố mẹ cùng đi làm thì sẽ xét nhà nào làm nhiều giờ hơn (muốn tăng điểm thì có thể thảo luận với công ty tăng giờ làm, ít nhất trong 3 tháng trước thời gian đăng ký) hoặc ở quận mình thì bé nào trước đó đã học trường tư (dạng trường ninsho) hoặc gửi hoikumama (1 dịch vụ trông trẻ 0 tuổi) thì được cộng 1 điểm, bé nào có anh/ chị đang học tại trường đăng ký sẽ được cộng 6 điểm v.v

=> Mẹ nào chưa đi làm có thể tìm cách xin ngay vào 1 trường học gì đó (trường tiếng chẳng hạn) để lấy chứng nhận đang đi học, có thêm điểm để gửi con; hoặc nhờ người quen nào có business riêng ở Nhật viết hộ cho 1 tờ chứng nhận làm việc để nộp hồ sơ cho con. Sau khi con được vào học thì kiếm việc mới và nộp lại tờ chứng nhận làm việc ở nơi mới là được v.v

③ Thủ tục đăng ký vào ninkagai hoikuen

Đối với ninkagai hoikuen thì bạn chỉ cần liên lạc trực tiếp với trường xem còn chỗ trống hay không, sau đó hẹn lịch tham quan trường và nộp đơn đăng ký trực tiếp tại trường là được. Tuy loại trường này có thể đăng ký vào bất cứ thời gian nào trong năm, nhưng ở những khu vực cạnh tranh cao, sau đợt đăng ký của ninka hoikuen thì các trường này cũng chật kín luôn vì những nhà trượt trường ninka họ đã đăng ký sẵn ở đây rồi. Vì vậy bạn cũng nên tìm hiểu và đăng ký xếp hồ sơ sẵn,  tránh trường hợp khi cần thì đã quá muộn.

Thực sự là trước đây lúc chưa có con mình đã nghe nói nhiều đến việc xin học khó khăn như thế nào, nhưng vẫn chưa hình dung ra cho đến khi con đến tuổi muốn được đi học thì mới thấy thực tế phải “chiến đấu” như thế nào. Giờ mình đã hiểu là nói rằng việc chuẩn bị xin học cho con phải làm từ khi có bầu, rồi khi chuyển nhà mới cũng cần xét xem khu nào dễ xin học nhất mới chuyển là không hề nói quá chút nào, hic.

Trên đây là tóm tắt toàn bộ thủ tục đăng ký vào hoikuen tại Nhật. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo nên trước khi xin học cho con các bố mẹ hãy kiểm tra và xác nhận lại thông tin từ chính nơi mà mình đang sống nhé.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới