Nhà trẻ ở Nhật (4): Phân biệt Hoikuen và Youchien

http://kids.wanpug.com/illust/illust4029.png

2. Ưu điểm

① Hoikuen:

  • Độ tuổi để bé được đi học khá linh hoạt (chỉ cần dưới 6 tuổi, nhiều trường nhận trông từ 0 tuổi)
  • Bé sẽ được dạy về nề nếp sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh, ngủ nghỉ, hoạt động vui chơi…
  • Ngoài gia đình, bé sẽ được tiếp xúc, giao lưu với bạn bè, giáo viên một khoảng thời gian dài trong ngày. Vì vậy về mặt xã hội, đây là một điểm rất tốt cho bé.
  • Thời gian ở trường của bé tương đối dài, bố mẹ có thể an tâm đi làm/đi học.

② Youchien

  • Bé sẽ được dạy về tính kỷ luật trong tập thể, ví dụ như cách hoạt động, giao lưu theo nhóm
  • Giờ học ở trường tương đối ngắn, bé có khá nhiều “thời gian cá nhân” dành cho những hoạt động khác như vui chơi ở nhà, tham gia học vẽ/đàn/võ/bơi… ở các trung tâm.
  • Sự tương tác, giao lưu giữa các mẹ (hay phụ huynh) khá thường xuyên. Có thể thấy hội nhóm của các mẹ ở Youchien có mối quan hệ gần gũi, luôn giữ liên lạc, trao đổi với nhau.

③ Nintei Kodomoen

  • Là một mô hình kết hợp những ưu điểm của Hoikuen và Youchien
  • Bố mẹ có đi làm hay không cũng có thể đăng ký đến trường. Nintei Kodomoen được chia làm 3 nhóm sau:
    • Nhóm 1 (1号 ): Trẻ trên 3 tuổi có nguyện vọng đi học theo chương trình giáo dục của Bộ quy định.
    • Nhóm 2 (2号 ): Trẻ trên 3 tuổi có nguyện vọng theo học theo chương trình giáo dục quy định của Bộ và cả được trông giữ, chăm sóc.
    • Nhóm 3 (3号 ): Trẻ dưới 3 tuổi có nguyện vọng được trông giữ, chăm sóc.
  • Trẻ được giao lưu với nhiều bạn ở các lứa tuổi khác nhau
  • Trong trường có nhiều hoạt động, sự kiện để bé tham gia. Thông thường các trường Hoikuen sẽ ít hoạt động sự kiện hơn so với Youchien, nhưng ở Nintei Kodomoen những hoạt động, ngày hội nhiều tương đương với Youchien.

3. Nhược điểm

① Hoikuen

  • Yêu cầu để được đi học ở Hoikuen khá khắt khe.
  • Mẹ bắt buộc phải đi làm hoặc đi học đủ số giờ quy định của từng Quận/Thành phố nơi mình sống. Nếu không trong vòng 3 tháng bé sẽ không thể tiếp tục theo học.
  • Thời gian ở trường tương đối nhiều nên đối với nhiều bé đó cũng là áp lực phải chịu đựng khi xa mẹ.
  • Bé sẽ rất dễ ốm, vì thường các bé đi học khi còn nhỏ (dưới 3 tuổi). Hệ miễn dịch của bé ở độ tuổi này còn chưa hoàn thiện nên các bé dễ lây bệnh của nhau.
  • Mối quan hệ, tương tác giữa các mẹ không được chặt chẽ.

② Youchien

  • Ở trường có rất nhiều các hoạt động tập thể, sự kiện, ngày hội mà bắt buộc bố mẹ phải cùng tham gia. Nhiều trường yêu cầu mẹ làm cơm hộp (bento) cho con mang đi học hàng ngày nên mẹ cũng tương đối vất vả.
  • Đối với 1 số bé theo học trường tư học phí khá cao, thường các bé theo học Youchien mẹ ở nhà nội trợ, nên học phí có thể sẽ là 1 vấn đề, gánh nặng với gia đình.
  • Hội nhóm phụ huynh thường xuyên giao lưu, sẽ dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối, phức tạp. Đôi khi điều này lại gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các bé với nhau.

③ Nintei Kodomoen

  • Với những sự kiện, hoạt động, ngày hội diễn ra vào ngày thường, có khá nhiều bố mẹ sẽ không thể tham gia.
  • Sẽ có sự khác biệt đối với nhóm các mẹ đi làm và ở nhà nội trợ.
  • Bản thân các bé cũng có sự khác biệt hay so sánh lẫn nhau vì điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Ví dụ như các mẹ ở nhà nội trợ có thể đón con sớm hơn so với những mẹ phải đi làm, vậy nên những bé bị về muộn thường cảm thấy buồn hay tủi thân.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới