Những quy tắc cần lưu ý khi cho con đi trẻ ở Nhật

http://kids.wanpug.com/illust/illust4029.png

⑤  Các tình huống đặc biệt

1. Con bị ngã

Yêu cầu đầu tiên trong kỹ năng xử lý tình huống phát sinh của giáo viên (保育士: hoikushi) tại nhà trẻ là luôn luôn ghi chép lại trung thực vào sổ liên lạc nội dung tình huống đó, đồng thời thông báo tới phụ huynh (báo ngay lập tức hay báo khi mẹ tới đón tuỳ vào mức độ nghiêm trọng). Vì vậy, khi mẹ đón con về, thấy con có vết thương ngoài da, hỏi con con nói con bị ngã, mà khi đón con mẹ không nghe thấy cô giáo nói gì, sổ liên lạc cũng không viết gì. Lúc này mẹ hoàn toàn có thể nhấc máy gọi ngay tới nhà trẻ hoặc hôm sau truy vấn trực tiếp về vấn đề này. Đây là một trong các quyền lợi của các bà mẹ.



Các mẹ đừng lo lắng, sợ rằng nếu mình phàn nàn với các cô thì con sẽ bị để ý, bị phân biệt, quan hệ sẽ xấu đi. Yếu tố quyết định để các mẹ trong vùng chọn một nhà trẻ dựa vào độ chu đáo của các cô giáo tới trẻ nhỏ. Vì vậy một phản ánh nhỏ của một phụ huynh bất kỳ nào cũng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của nhà trẻ đó.

Đây cũng là lý do mà các trường ninka hoikuen được nhiều mẹ Nhật ưu tiên cho con vào học hơn ninkagai. Do chịu sự quản lý trực tiếp của trung tâm hỗ trợ nuôi dạy trẻ (子育て支援センター) nên các trường ninka có xu hướng tiếp thu và phản hồi tích cực với các phản ánh/ phàn nàn của phụ huynh hơn.

2. Con bị sốt

Khi bé sốt từ 38.0 – 38.5 độ, các mẹ sẽ nghĩ là con mình bị sốt sẽ không thể đến trường vì tránh lây bệnh cho các bạn. Nhưng thật ra chưa hẳn như vậy.

Khi bé sốt, việc đầu tiên nên đưa bé đi bệnh viện. Tại bệnh viện, hãy yêu cầu bác sĩ xét nghiệm xem bé có dính các loại virus phổ biến theo mùa hay không?. Với các bé trên 1 tuổi, rất hay có hiện tượng sốt 知恵熱 (chienetsu), sốt chẳng rõ nguyên nhân vì, ở Việt Nam hay gọi là sốt mọc răng. Nếu bé không dính virus, các mẹ có thể mang kết quả xét nghiệm âm tính tới nhà trẻ và trình bay nguyện vọng muốn gửi con tới hôm đó.

Dĩ nhiên, khi bé sốt, lựa chọn được nghỉ ngơi tại nhà với mẹ luôn là lựa chọn tối ưu nhất. Nhưng khi mẹ đã đi làm công việc có tính trách nghiệm cao, không thể nghỉ đột xuất, thì trên đây cũng là một cách để mẹ ít nhất cũng tranh thủ nửa ngày đến làm rồi mới xin nghỉ.

⑥ Lời kết

Trên đây là những quy tắc cần lưu ý khi cho con đi trẻ ở Nhật mà mình đã tổng kết lại dựa trên quan sát và kinh nghiệm của bản thân. Mình cũng vẫn lưu ý với các mẹ rằng mỗi vùng có những quy tắc (manner) riêng, và mỗi hoikuen cũng vậy. Có thể ở đây việc vi phạm manner này là bình thường có thể chấp nhận được, nhưng ở chỗ khác manner đó là tối quan trọng, nhưng về cơ bản, những quy tắc mình đề cập ở trên áp dụng với hầu hết các nhà trẻ.

Chìa khoá để các mẹ – đặc biệt là các mẹ Việt vẫn còn lúng túng với văn hoá Nhật, là hãy cố gắng giao tiếp thật nhiều với các cô giáo (và cả với các mẹ Nhật khác cùng gửi con tới) xung quanh chủ đề về trẻ nhỏ. Vừa để tăng vốn từ vựng giao tiếp, vừa tạo cho mình một vị trí trong cộng đồng phụ huynh tại nhà trẻ đó. Thường xuyên cập nhật thông tin trên các bảng thông báo của trường, hỏi ngay khi có chỗ không hiểu. Các giáo viên cực kỳ đánh giá cao những mẹ như vậy.

Chúc các mẹ và các bé có những khoảng thời gian thật vui và hiệu quả tại hoikuen nhé.

Các mẹ sắp có con đi trẻ ở Nhật có thể tham khảo loạt bài viết “Nhà trẻ ở Nhật” đã đăng trên BiKae nhé.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới