[Ngữ pháp N4] 受身形: Thể bị động

A. Cách chia động từ thể bị động (受身:うけみ) từ thể từ điển:

1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → あ + れる

Ví dụ: 話す(はなす)→ 話される、言う(いう)→ 言われる、書く(かく)→ 書かれる

2. Động từ nhóm 2: Bỏ đuôi る → られる

Ví dụ: 食べる(たべる)→ 食べられる、見る(みる)→ 見られる、教える(おしえる)→ 教えられる

* Dạng bị động của động từ nhóm 2 giống với cách chia thể khả năng.

3. Động từ nhóm 3 (bất quy tắc)

する → される     来る(くる)→ 来られる(こられる)→ giống với thể khả năng



B. Cấu trúc:

1. Bị động trực tiếp (chỉ có 1 tân ngữ)

Dạng chủ động: A  は  B  を + động từ chủ động.

→ Dạng bị động: B  は A  に + động từ bị động (B được/bị A …)

Ví dụ:

① 先生は 私を ほめました。Cô giáo đã khen tôi.

→ 私は 先生に ほめられました。Tôi đã được cô giáo khen.

② 後ろ(うしろ)の人は 私を 押(お)しました。Người phía sau đã đẩy tôi.

→ 私は 後ろの人に 押されました。 Tôi đã bị người phía sau đẩy.

③ 母は 私を しかりました。Mẹ đã mắng tôi. (しかる: mắng)

→ 私は 母に しかられました。Tôi đã bị mẹ mắng.

2. Bị động gián tiếp (2 tân ngữ)

Dạng chủ động: A が Bに C を + động từ chủ động

→ Dạng bị động: B は A に C を + động từ bị động

Ví dụ:

① 知らない人が 私に 道(みち)を 聞きました。Một người không quen đã hỏi đường tôi.

→ 私は 知らない人に 道を 聞かれました。Tôi bị một người không quen hỏi đường.

② 友達(ともだち)が 私に 引越しの手伝いを 頼みました。Bạn tôi đã nhờ tôi giúp việc chuyển nhà.

→ 私は 友達に 引越しの手伝いを 頼まれました。Tôi được bạn nhờ giúp việc chuyển nhà.

引越し( ひっこし): việc chuyển nhà、手伝い(てつだい): sự giúp đỡ、頼む(たのむ): nhờ vả

③ 近所の人が 私に いつも文句を 言います。Hàng xóm cứ suốt ngày phàn nàn về tôi.

→ 私は 近所の人に いつも文句を 言われます。Tôi suốt ngày bị hàng xóm phàn nàn.

近所(きんじょ): vùng lân cận, gần nhà、文句(もんく): kêu ca, phàn nàn (文句を言う)

3. Bị động gián tiếp với mẫu câu: A は B の [Danh từ] + động từ chủ động.

→ Dạng bị động: B は Aに [Danh từ] + động từ bị động

Ví dụ:

① 先生は 私の日本語を ほめました。(Cô giáo khen tiếng Nhật của tôi)

→ 私は 先生に 日本語を ほめられました。(Tiếng Nhật của tôi được cô giáo khen)

 私の日本語は 先生に ほめられました

② 友達(ともだち)は 私の携帯(けいたい)を 壊(こわ)しました。Bạn tôi làm hỏng cái di động của tôi.

→ 私は 友達に 携帯を 壊されました。Di động của tôi bị bạn làm hỏng.

 私の携帯は 友達に 壊されました

③ 上司(じょうし)は 私の名前(なまえ)を 間違えました。Cấp trên nhớ nhầm tên của tôi.

→ 私は 上司に 名前を 間違えられました。Tên tôi bị sếp nhớ nhầm.

(上司: cấp trên/sếp、間違える(まちがえる): nhầm lẫn)

3. Bị động khi chủ thể của hành động không quan trọng, không cần nhắc đến.

Chủ thể của hành động khi chuyển sang bị động sẽ chuyển thành dạng 「だれに」(bởi ai đó) nhưng trong trường hợp người đó không được biết đến, hoặc thông tin không quan trọng thì có thể bỏ đi.

Ví dụ:

① この家は 200年前に 建 (た)てられました。Ngôi nhà này được xây cách đây 200 năm.

② この本は よく読まれています。Quyển sách này đang được nhiều người đọc.

③ オリンピックは 2020年に 東京で 行われます。Olympic sẽ được tổ chức ở Tokyo vào năm 2020.

(行う: おこなう: tiến hành, tổ chức)

④ パソコンは 世界中(せかいじゅう)で 使われています。Laptop được sử dụng trên toàn thế giới.

4. Bị động sử dụng cụm 「によって」(bởi …)

「によって」thường được sử dụng thay cho 「に」khi nhắc đến tác giả của những tác phẩm, công trình nghệ thuật, kiến trúc, phát minh có ý nghĩa lịch sử, xã hội quan trọng.

Ví dụ:

① 「ハムレット」は シェークスピアによって 書かれました。Hamlet được viết bởi Shakespears.

② アメリカは コロンバスによって 発見されました。Châu Mỹ do Columbus phát hiện ra. (発見する: はっけんする: phát hiện)

③ 「モナリザ」は レオナルド・ダ・ウィンチによって 描かれました。Bức tranh nàng Monalisa do Leonardo da Vinci vẽ. (描く: かく: vẽ)

5. Dạng bị động của tự động từ:

Đây là trường hợp đặc biệt và không có dạng câu chủ động tương đương với nó. Dạng bị động này thường được sử dụng để thể hiện sự bực tức, khó chịu, cảm giác bị làm phiền.

Ví dụ:

① 今朝(けさ)雨に降られました。Sáng nay bị dính mưa.

② 夜中(よなか)の2時 友達に来られて、困りました。2 giờ đêm thì bị bạn đến, thật là phiền phức.
夜中: nửa đêm、困る(こまる): khó chịu, phiền phức

③ 子どもに 電車の中で 泣かれました。Đang ở trên tàu thì con lại khóc.

④ 電車の中で 変な人に となりに 座られました。Đang trên tàu thì bị một người kỳ cục ngồi vào bên cạnh. (変: へん: kỳ lạ, kỳ cục、となり: bên cạnh)

* Lưu ý: Thể bị động trong tiếng Nhật hay được sử dụng để thể hiện tình trạng không thoải mái, hoặc cảm thấy phiền toái (nghĩa tốt có sử dụng nhưng không nhiều). Nghĩa tốt thường được dùng với mẫu câu 「てもらいます」 hay 「てくれます」 nhiều hơn.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới