Khi phỏng vấn bạn nên trả lời thật từ tốn, có thể dùng 1-2 phút để suy nghĩ rồi mới trả lời. Tuyệt đối không để lộ sự khẩn trương quá mức, cố gắng hít thật sâu. Sau khi phỏng vấn xong, bạn đứng dậy và nói: ありがとうございます。失礼いたします, sau đó cúi chào rồi mới bước ra ngoài.
Cho dù trước khi bạn được gọi tên vào phỏng vấn, không được nghịch điện thoại, nói chuyện, đùa giỡn ầm ĩ ngoài hành lang, phải nghiêm túc và xem đây là cơ hội để nắm bắt và trưởng thành hơn. Và đừng quên nở một nụ cười vì sự tươi tắn chính là bước ghi điểm đầu tiên đấy.
Cố gắng sắp xếp để vào sớm hơn giờ tập trung tầm 10 phút là ổn nhất. Vì bạn vào trường Đại học còn phải đi tìm nơi tập hợp, xác định vị trí đứng, ngồi v.v… Nếu bạn vào đúng hoặc trễ hơn giờ tập trung sẽ thiệt thòi cho bạn cũng như tâm lý ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
③ Câu hỏi phỏng vấn
Đây chắc hẳn là phần mọi người mong chờ nhiều nhất trong bài viết lần này. Trường Nhật ngữ thường sẽ cho bạn một list các câu hỏi để bạn chuẩn bị, tập dợt trước cho ngày phỏng vấn.
Các câu hỏi thường xoay quanh những vấn đề như:
- Vì sao đến Nhật du học? (なぜ日本に留学したのですか)
- Vì sao chọn trường (khoa) này? (なぜこの大学(この学部)を選びましたか)
- Tương lai muốn làm gì? (将来は何をやりたいですか)
- Vào học sẽ muốn học những gì? (入学後何を学びたいですか)…
Những câu hỏi này bạn chỉ cần chuẩn bị ý, sau đó thêm thắt phần ngữ pháp bằng thể dài, lịch sự – khiêm nhường là đủ. Khi trả lời hạn chế dùng thể ngắn nhé.
Một số câu hỏi khác thường gặp như sau:
- Bạn ấn tượng thế nào về người Nhật (Nước Nhật)? 日本人(日本)についてどう思いますか。
- Điều gì làm bạn thấy khó khăn khi sống ở Nhật (khi học tiếng Nhật)? 日本の生活(日本語)一番困ったことは何ですか。
- Gần đây có tin tức nào khiến bạn ấn tượng hay không? 最近のニュースで、あなたの印象残っていることはどんなニュースですか。
- Thuyết minh về một tỉnh của nước Nhật: Vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh, người nổi tiếng (xưa/nay), v.v… (trừ nơi bạn đang sinh sống) あなたの住んでいる町以外、日本の町を説明できますか(地理・地名・今昔の有名な人)
- Việt Nam và Nhật Bản có gì khác nhau? あなたの国と日本の違いは、どんなところだと思いますか。
- Bạn có người bạn nào là người Nhật không? Nếu có thì các bạn đã quen biết nhau ở thời điểm nào? あなたは日本人の友達がいますか。いつ(どこ)知り合ったか。
Để chuẩn bị tốt nhất phần trả lời, bạn không nên tham khảo, sao chép ý tưởng từ bất kỳ ai (kể cả người giỏi).Ý tưởng bị trùng lặp mà không phải xuất phát từ suy nghĩ của chính bạn sẽ rất khó để trình bày cho thật trôi chảy và thuyết phục. Theo kinh nghiệm của mình, bạn cần phải nắm rõ thứ tự ý kiến trình bày là ổn nhất, không nên nhớ như học thuộc lòng, khi trả lời sẽ thiếu tự nhiên và không được đánh giá cao. Hãy cứ xem như đây là cuộc trao đổi giữa giáo viên và học sinh, không cần phải dùng từ ngữ câu cú quá phức tạp làm gì.
Mỗi buổi phỏng vấn thường kéo dài từ 10 đến 20 phút. Một số trường (như trường của mình) thường sẽ có thêm một bài kiểm tra nho nhỏ là đọc báo hoặc văn bản tiếng Nhật nữa. Để làm được phần này yêu cầu bạn phải thực sự có một vốn kha khá, tối thiểu phải đọc hơn một nửa thì xem như đạt yêu cầu. Bạn nhớ đọc to, rõ, từ nào không biết cách đọc cứ báo với giáo viên em không biết từ này và đọc tiếp. Khi kết thúc phần đọc, giáo viên sẽ hỏi bạn vài câu hỏi liên quan đến bài đọc đó: Nội dung là gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? v.v… Vậy nên, nếu ai sẽ và đang có ý định thi vào Đại học ở Nhật thì nhớ luyện phần đọc thật nhiều bằng cách đọc những bài báo trên app, những biển quảng cáo v.v… Tập đọc, phát âm cũng như xác định nội dung, thông tin một cách chính xác và nhanh nhất nhé!
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm thi phỏng vấn vào đại học của mình cũng như đã tham khảo thêm một số mẹo của anh chị đi trước. Hy vọng sẽ giúp các bạn thành công bước trên con đường chinh phục trường đại học ở Nhật.
Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.