Những lỗi cần chú ý khi đi làm thêm ở Nhật

④ Về đúng giờ

Nghe thì có vẻ có điều gì đó không đúng cho lắm phải không? Về đúng giờ là việc hết sức bình thường trong mắt người nước ngoài như chúng ta. Tuy nhiên, người Nhật lúc nào họ cũng nán lại tầm 5-10 phút để hoàn thành nốt công việc còn dang dở rồi mới ra về. Việc bạn về chuẩn từng giây phút một thực sự là một hành động không đẹp đối với người Nhật.



Thông thường mình sẽ làm cho đến khi người quản lý gọi tên và nói mình có thể về. Cũng có lúc họ quá bận sẽ quên nhắc bạn nên bạn cứ làm tầm 5-10 phút thì hỏi người quản lý có thể về được chưa. Nếu bạn lúc nào cũng về đúng giờ thì sẽ bị đánh giá là không nhiệt tình trong công việc.

⑤ Lấy đồ không xin phép, không thanh toán

Lỗi này thường gặp ở những ai làm việc ở các combini hoặc nhà hàng. Đúng thật bạn là nhân viên, bạn có nhiều ưu đãi hơn. Được ăn uống rẻ hơn, được mang những đồ ăn (cho phép) về nhà v.v… Nhưng không phải vì vậy bạn có thể vô tư mang luôn những đồ bắt buộc phải mua về nhà miễn phí được. Bạn mình làm việc ở combini, chỉ vì lấy một con tem 82 yên về nhà mà không thanh toán liền bị đuổi việc.

Bất kỳ hành động lấy đồ mà không thanh toán đều bị tính là trộm cắp. Bạn có thể uống nước thoải mái trong cửa hàng, nhưng những món như nước ngọt, trà, cà phê v.v… Bạn muốn uống phải thanh toán rồi mới được uống. Đối với người nước ngoài, bạn nghĩ mình là nhân viên nên không sao. Nhưng đối với người Nhật, họ sẽ xem đây là hành động trộm cắp. Nhẹ thì bị cảnh cáo, nhắc nhở. Nhưng nặng có thể bị báo công an, bị đuổi. Tốt nhất là trước khi lấy món gì bạn nên hỏi nhân viên khác là có thể lấy/ ăn được hay không nhé.

⑥ Sử dụng điện thoại trong giờ làm việc

Đây có lẽ là lỗi thường mắc phải nhất. Đúng quy định là bạn phải bỏ điện thoại trong túi hoặc để lại ở phòng nghỉ, sau đó là chuyên tâm vào công việc. Tuy nhiên có nhiều bạn “ăn gian” bằng cách bỏ vào trong túi quần (áo) và thỉnh thoảng lại mở điện thoại lên check. Như thế là sai quy định.

Giờ nghỉ trưa, ra về v.v… bạn có thể sử dụng điện thoại bao lâu tùy thích. Thế nhưng, khi làm việc phải tập trung vào công việc, không nên mang điện thoại theo bên người. Nếu bị phát hiện có thể bị khiển trách, tồi tệ hơn là bị mất sự tin tưởng của người Nhật vào chính mình. Từ đó có thể khiến lịch làm bị giảm, thu nhập cũng ít hơn.

Nếu bạn đang chờ cuộc gọi hoặc thông tin quan trọng nào đó, bạn có thể nói với người quản lý và ra ngoài nghe điện thoại. Không nên để điện thoại trong người và lén lút dùng điện thoại trong giờ làm việc nhé.

⑦ Nói xấu chỗ làm cũ (mới), đồng nghiệp

Điều tối kỵ cuối cùng là nói xấu sau lưng trong môi trường làm việc. Dù là chỗ làm cũ hay mới, đồng nghiệp ở đâu đi chăng nữa thì việc bàn tán sau lưng như thế quả thật không hay. Bạn có thể nói ra cảm nhận của riêng mình nhưng không nên có cái nhìn phiến diện một chiều rồi đi nói xấu họ với người khác.

Người Nhật có thể trước mặt bạn cười nói ra vẻ đồng tình, nhưng sau lưng có thể đánh giá bạn là người không đáng tin tưởng. Tệ hơn có người mang chuyện bạn đã nói thêm thắt và loan tin không chính xác ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Vậy nên, để bảo vệ bản thân cũng như giữ hòa khí với đồng nghiệp khác, bạn không nên nói bất cứ điều gì sau lưng người khác nhé. Hoặc nếu muốn góp ý cũng nên “lựa lời mà nói” để tránh gây mất lòng về sau.

Khi đi làm thêm ở Nhật, bạn không chỉ đơn thuần là kiếm thêm thu nhập cho cuộc sống mà còn học thêm được nhiều lý lẽ trong cuộc sống. Tất nhiên không một ai có thể ngay từ lần đầu tiên mà hòa nhập được với cách làm việc ở một nền văn hóa xa lạ. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta tích cực học hỏi, cố gắng làm việc tốt nhất có thể thì sẽ không có ai cố ý gây khó dễ cho mình cả.

Mình vừa liệt kê ra một số lỗi rất dễ mắc phải mà các bạn cần chú ý khi đi làm thêm ở Nhật. Chúc các bạn tìm được một công việc làm thêm như ý, học hỏi thêm được nhiều điều thú vị trong thời gian ở Nhật nhé.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới