[Ngữ pháp N3] ~ に違いない

Cấu trúc: [Thể thường (ふつう)] + に違いない (にちがいない)

(*) Tính từ -na/ Danh từ + + に違いない

(*) Thể lịch sự hơn của 「に違いない」 là 「に違いありません」

Ý nghĩa: Chắc chắn, nhất định là… Biểu hiện sự khẳng định của người nói về việc gì đó.



Ví dụ:

① 私の傘(かさ)がない。誰かが持っていったに違いない

→ Không thấy ô của tôi đâu. Chắc chắn là ai đó đã cầm đi rồi.

② あの店はいつも込んでいるから、安いに違いない

→ Quán kia lúc nào cũng đông nên nhất định là rẻ rồi.

④ 今ごろ、山田さんはひまにちがいありません

→ Bây giờ chắc chắn là Yamada đang rảnh.

⑤ あれは、田村さんに違いない

→ Kia chắc chắn là anh Tamura.

⑥ 彼はきっと寝ているに違いない

→ Nhất định là anh ấy đang ngủ.

*** Phân biệt 「に違いない」「はずです」(Xem lại bài「はずです」)

Cả 「に違いない」「はずです」đều có nghĩa là “chắc chắn/ nhất định”, thể hiện sự khẳng định của người nói về việc gì đó. Hai mẫu câu này có một số điểm khác nhau như sau:

① 「はずです」thường là dựa vào bằng chứng hay sự việc nào trước đó để đưa ra suy luận và suy luận này có thể đúng hoặc không đúng với thực tế. 「に違いない」thì không dùng được với dạng suy luận không đúng với thực tế.

Ví dụ: 木村さんは英語教師(きょうし) ですから、英語が話せる○ はずなのに/× にちがいないのに)、日常会話さえできません。(Kimura là giáo viên tiếng Anh nên tôi chắc là anh ấy có thể nói được tiếng Anh nhưng (thực sự) thì anh ấy chỉ có thể giao tiếp cơ bản hàng ngày mà thôi.)

② 「に違いない」có thể đưa ra suy luận mang tính trực giác (tức là cảm thấy thế nào suy luận ra như thế) còn 「はずです」thì không dùng được như vậy (luôn phải có căn cứ cụ thể)

Ví dụ: あの犬の様子(ようす) を見て、病気 (○ にちがいない/× のはずだ) と思いました。(Nhìn dáng vẻ của con chó kia tôi nghĩ chắc là nó đang bị bệnh.)

③ 「に違いない」thiên về các suy luận mang tính chủ quan của người nói, nên khi trình bày các sự việc hiện tượng mang tính khách quan thì 「はずです」thích hợp hơn.

Ví dụ: このデータから考えると、留学生はこれからも増(ふ)え続ける (○ はずです/?にちがいありません)。(Nếu nhìn vào số liệu này thì có thể khẳng định là số lượng du học sinh chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên)

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới