Siêu thị ở Nhật rất tiện lợi với hàng hóa và đồ ăn đa dạng. Có một số siêu thị còn mở cửa 24/7 nên việc đi mua sắm ở Nhật rất dễ dàng. Tuy nhiên điều khó khăn nhất của những người mới sang là việc phân biệt các loại đồ ăn do tiếng Nhật còn kém. Hồi mới sang đây mình cũng vậy. Muốn mua một loại gia vị hay nguyên liệu nào đó để làm món ăn yêu thích mà phải chật vật mãi mới lùng được trong siêu thị. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số từ vựng cần thiết khi đi siêu thị nhé.
1. Bơ, sữa:
① 牛乳(ぎゅうにゅう): sữa
② 低脂肪牛乳(ていしぼうぎゅうにゅう): sữa ít béo
③ コンデンスミルク (condensed milk): sữa đặc (như sữa ông thọ ở VN :D )
④ 豆乳(とうにゅう): sữa đậu nành
⑤ 生クリーム (なまクリーム): kem tươi
⑥ バター(butter): bơ
⑦ ピーナッツバター: peanut butter: bơ đậu phộng
Có hai loại:
a. スムースタイプ(smooth type): loại mịn, nhẵn
b. クランチタイプ (crunchy type): loại có hạt đậu phộng trong bơ
⑧ 無塩バター(むえんバター): bơ không muối (bơ nhạt)
⑨ ヨーグルト: sữa chua
⑩ 低脂肪ヨーグルト(ていしぼうヨーグルト): sữa chua ít béo
⑪ 砂糖不使用(さとうふしよう)・脂肪ゼロ(しぼうゼ
⑫ ノンシュガー (non-sugar): không đường
2. Gia vị:
① 塩 (しお): muối
② こしょう: hạt tiêu
③ 砂糖(さとう): đường
④ グラニュー糖(グラニューとう): đường cát
⑤ 黒砂糖(くろざとう): đường nâu
⑥ しょうゆ: nước tương
⑦ 減塩(げんえん)しょうゆ: nước tương ít muối
⑧ 酢(す): giấm
⑨ 米酢(こめず): giấm gạo
⑩ 穀物酢(こくもつす): giấm ngũ cốc
⑪ そばつゆ/めんつゆ: nước chấm soba
⑫ 味の素(あじのもと): ajinomoto (bột ngọt)
⑬ だしの素(もと)/ほんだし: gia vị làm nước dashi
⑭ オイスターソース: (oyster sauce): dầu hào
⑮ マヨネーズ: sốt mayonnaise
⑯ 低脂肪(ていしぼう)マヨネーズ/ カロリーハーフ マヨネーズ (calorie half): sốt mayonnaise ít béo
⑰ ケッチャプ: ketchup
⑱ わさび: wasabi (mù tạt)
⑲ からし: karashi (mù tạt vàng)
⑳ ナンプラー/ 魚醤(ぎょしょう): nước mắm
3. Các loại bột:
① イースト(yeast): men (làm bánh mì)
② ベーキングパウダー(baking powder): bột nở, bột nổi 重曹(じゅうそう): baking soda
③ バニラエッセンス (vanilla essence): nước vani tổng hợp
④ バニラオイル: tinh dầu vani
⑤ ゼラチン: gelatin (chất làm đông, dùng để làm thạch, nấu thịt đông v.v)
⑥ 小麦粉(こむぎこ)/ フラワー:bột mì nói chung
⑦ 強力粉(きょうりきこ) (strong flour): bột mỳ “cứng” (để làm các loại bánh có kết cấu cứng cáp, làm udon v.v)
⑧ 薄力粉(はくりきこ) (soft flour): bột mềm (để làm các loại bánh ngọt, mềm, xốp)
⑨ てんぷら粉(てんぷらこ): bột làm tempura
⑩ 片栗粉(かたくりこ)(potato starch): bột khoai tây (có thể làm các món bọc bột chiên, hoặc hòa vào nước tạo độ sánh, sệt cho nước sốt món ăn. Bột này cũng có thể làm bánh bột lọc nhưng nó dai và nhanh cứng hơn bột năng nhà mình nên nếu luộc bánh xong thì phải ăn ngay mới ngon, để một chút là bị cứng lại rồi)
⑪ コーンスターチ(corn starch): bột ngô
⑫ パン粉(パンこ)(bread crumbs): vụn bánh mì/ruột bánh mì
⑬ 寒天(かんてん): agar (làm thạch)
⑭ オーツ麦 / オーツムギ: bột yến mạch
⑮ 餅米粉 (もちこめこ): bột nếp
4. Gạo:
① 米(こめ): gạo
② もち米(もちこめ): gạo nếp
③ 無洗米(むせんまい): gạo không cần vo trước khi nấu
5. Đậu phụ:
① 豆腐(とうふ): đậu phụ
② 木綿豆腐(もめんどうふ): đậu phụ “cứng” (firm/cotton tofu)
③ 絹豆腐 (きぬどうふ): đậu phụ mềm (silk tofu)
6. Dầu ăn:
① 油(あぶら): dầu ăn
② サラダオイル: dầu trộn salad
③ オリーブオイル: dầu oliu (olive)
④ ごま油(ごまあぶら): dầu vừng, dầu mè (sesame oil)
⑤ てんぷら油(てんぷらあぶら): dầu rán tempura
⑥ なたね油(なたねあぶら): dầu cải (dầu thực vật)
⑦ リノール酸 (リノールさん): axit béo linoleic
7. Các loại thịt:
① 鳥肉(とりにく): thịt gà
② 牛肉(ぎゅうにく): thịt bò
③ 豚肉(ぶたにく): thịt lợn
④ ひき肉(ひきにく)/ ミンチ: thịt băm
⑤ 合挽肉(あいびきにく)/ 合挽 ミンチ: thịt băm lẫn cả bò và lợn
8. Các loại cơm nắm onigiri (おにぎり)
① 梅(干):うめ(ぼし): cơm nắm mơ muối
② 鮭(しゃけ):cơm nắm cá hồi
③ 昆布(こんぶ): cơm nắm rong biển
④ 明太子(めんたいこ): cơm nắm trứng cá muối (cay)
⑤ おかか: cơm nắm cá bào (tên khác của かつおぶし)
⑥ シーチキン: cơm nắm tuna (cá ngừ)
9. Các loại trà:
① 日本茶(にほんちゃ): trà Nhật
② 緑茶(りょくちゃ): trà xanh
③ ほうじ茶(ほうじちゃ): bột trà rang Hojicha
④ 番茶(ばんちゃ): trà chát
⑤ ウーロン茶(ウーロンちゃ): trà Oolong
⑥ 玄米茶(げんまいちゃ): trà gạo rang
⑦ 抹茶(まっちゃ): bột trà xanh matcha
⑧ 粉茶(こなちゃ): trà cám, trà vụn
10. Các loại bột giặt, nước rửa:
① 洗剤 (せんざい): bột giặt
② 洗濯用洗剤(せんたくようせんざい): bột giặt cho quần áo
③ 食器用洗剤(しょきようせんざい): nước rửa chén, bát
④ トイレ用洗剤(トイレようせんざい): nước cọ toilet
⑤ お風呂用洗剤(おふろようせんざい): nước cọ bồn tắm
⑥ 浴室用洗剤(よくしつようせんざい): nước cọ nhà tắm
⑦ 柔軟剤(じゅうなんざい): nước xả (làm mềm vải)
Nếu bạn mua loại bột giặt quần áo dạng nước thì thông thường sẽ có dòng chữ 柔軟剤入り , tức là trong đó có cả nước làm mềm vải rồi nên không cần mua cả hai nữa.
***Hạn sử dụng đồ ăn ở Nhật:
Có hai loại hạn sử dụng được ghi trên đồ ăn Nhật là 賞味期限 (shomikigen) và 消費期限 (shohikigen). Mình xin giải thích sự khác nhau của hai loại này.
① 賞味期限 (しょうみきげん)
「賞味」nghĩa là mùi vị, 「期限」là hạn, giới hạn. 賞味期限 là để chỉ hạn mà đồ ăn sẽ mất đi vị ngon của nó. Trên đồ ăn nếu có chữ 賞味期限 kèm với ngày tháng thì hiểu là sau ngày đó, bạn vẫn có thể ăn được nhưng nó sẽ mất đi vị ngon, còn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn cả. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn nếu sản phẩm đã quá hạn 賞味期限 quá lâu.
② 消費期限(しょうひきげん)
「消費」nghĩa là dùng, tiêu thụ. 消費期限 là để chỉ hạn dùng của đồ ăn đó. Trên đồ ăn nếu có chữ 消費期限 kèm với ngày tháng thì hiểu là sau ngày đó, bạn không thể ăn được nó nữa. Nếu ăn sau ngày 消費期限 thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe vì đồ ăn không chỉ mất vị ngon mà có thể đã bị thiu, thối.
Vì vậy khi đi mua đồ ăn các bạn nhớ để ý hạn sử dụng nhé. Nếu là 消費期限 thì nhớ ăn trong thời gian ghi trên bao bì, còn nếu chẳng may đã bị quá ngày thì thôi vứt đi vậy, đừng tiếc rẻ mà hại sức khỏe. Một chú ý nữa là các loại đồ ăn một khi đã mở ra thì dù có 賞味期限 hay 消費期限 thì cũng nên ăn càng sớm càng tốt.
Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.